「生出」の正しい読み方は?

Kinh nghiệm đi tàu điện ngầm ở Tokyo Nhật Bản

Mình cũng từng đi một số nước, cũng đã từng trải nghiệm những điều thú vị qua các chuyến tàu điện ngầm mang theo hơi thở cuộc sống ở những nền văn hóa khác nhau. 
Với hầu như các nước Singapore, Trung Quốc, Pháp… đi tàu điện ngầm chỉ là đơn giản mua vé rồi xuống lòng đất di chuyển qua các ga đến nơi mình cần đến và bạn chỉ cần trả chi phí 1 lần cho mỗi lần ra khỏi nhà ga.


Tuy nhiên, đi tàu điện ngầm ở Tokyo – Nhật thì lại khác. Nếu là một dân phượt chưa có kinh nghiệm đến đây thì đó sẽ là một nguy cơ của khá nhiều phiền toái và đôi khi là những khoản chi phí phát sinh cho những tính toán sai lầm (mình đã từng nộp học phí theo kiểu này).
Điều trước tiên khi bạn có kế hoạch muốn đến một nơi nào đó bằng tàu điện ngầm thì bạn phải tìm ngay cho mình bản đồ các tuyến tàu điện ngầm tại thành phố bạn đến trên nước Nhật. Bản đồ này rất dễ tìm thấy và thường được phát miễn phí ngay tại các ga tàu điện ngầm.
So với Paris thì tàu điện ngầm tại Tokyo đẹp, hiện đại và nhanh hơn nhiều. Người Nhật khá ngăn nắp và tiết kiệm nên tàu điện ngầm Tokyo phần lớn chạy trên mặt đất để giảm chi phí đầu tư, tàu chỉ đi xuống lòng đất tại những khu vực đông đúc và khu trung tâm.
Một vấn đề có thể gây khó khăn cho bạn là tiếng Anh rất ít khi hiển thị trên tàu và các thông báo tiếng Anh bằng loa của nhân viên khi tàu đến ga nào đó có phiên âm khá giống tiếng Nhật nên chỉ cần lơ đễnh trong giây phút, bạn hoàn toàn có khả năng bị lạc. Hơn nữa, phần lớn người Nhật bản xứ nói tiếng Anh không tốt nên bạn phải chuẩn bị tinh thần cho chuyện này khi gặp sự cố bị lạc mất ga đến, mình đã từng bị đi lạc trên chuyến tàu điện ngầm từ ga Tachikawa đến Akibahara do không chuyển làn tàu khác đúng ga nên đã bị lạc đến tận khu Maihama” và đã hỏi 1 cậu sinh viên người Nhật nhưng do họ chỉ dẫn quá nhiệt tình nên… lại càng bị lạc thêm…
Có 2 hình thức mua vé để đi tàu điện ngầm dành cho dân phượt là mua vé tại các phòng vé trong nhà ga và mua vé tại máy bán vé tự động (nếu ai chưa từng sử dụng sẽ rất khó khăn để hiểu, mình sẽ hướng dẫn kỹ hơn vào phần sau)
Phòng vé trong nhà ga:
Thông thường các ga tàu điện ngầm đều có phòng vé và chỉ hoạt động từ 7h30 đến 20h30, các nhân viên bán vé rất nhiệt tình và có thể nói tiếng Anh nên các bạn hoàn toàn có thể tự mua vé cho mình tại đây. Vì thời gian bán vé tại quầy chỉ trong giờ hành chính như trên nên bạn nào khó khăn trong việc sử dụng máy bán vé tự động thì nên lên kế hoạch từ trước và mua đầy đủ vé cho các chặng đi trong ngày tại đây để tiết kiệm thời gian cho chuyến đi
Đây là bản đồ toàn bộ tuyến xe điện ngầm Tokyo (để hiện rõ chi tiết các ga nên mình post file hơi lớn, các bạn có thể copy vào máy tính để phóng to hơn.. mong các bạn thông cảm)
Cuộc sống ở Nhật

Dân phượt chúng ta đến Tokyo bằng 2 sân bay quốc tế là Haneda và Narita. So với đường vào trung tâm thì sân bay Narita cách Tokyo 77,6km xa hơn sân bay Haneda cách Tokyo 25km. Hơn nữa, ngoài xe buýt, taxi thì chỉ có 1 tuyến tàu cao tốc từ sân bay Narita về trung tâm Tokyo với giá vé khá cao gần 1,5tr VND cho 2 người. Vì vậy khi đặt vé máy bay đi Tokyo chúng ta cần lưu ý lựa chọn sân bay cho gần với điểm đến của mình để tiết kiệm chi phí nhé
Cách thứ hai để mua vé ngoài giờ hành chính 7h30 đến 20h30 hoặc để nhanh và thuận tiện hơn bạn cần biết về cách sử dụng tiện ích này:

Máy bán vé tự động:
Cuộc sống ở Nhật

Đây là hình ảnh một máy bán vé tự động tại các ga tàu điện ngầm Tokyo có hướng dẫn bằng song ngữ khá dễ hiểu, tuy nhiên để sử dụng nó là một vấn đề nếu bạn chưa từng thử qua.
Ngày cuối cùng ở Tokyo, mình với anh bạn thân tự thưởng cho mình mình một bữa tiệc chia tay tại quán bia tươi Gindaco, một loại hình mà dân công sở tại khu gần Tokyo tower rất ưa chuộng. Vì vui quá nên 2 anh em chén tạc chén thù say sưa đến tận 23h mới nhấc chân được ra khỏi quán mà quên rằng 23h30 là giờ chuyến tàu điện ngầm cuối cùng xuất phát và lúc đó các phòng bán vé trong nhà ga đã đóng cửa từ lâu. Khi đến ga, cả 2 loay hoay mãi mới tìm được phòng vé nhưng điện tắt tối om nên không còn cách nào khác phải qua dãy bán vé tự động kế bên.
Lần đầu sử dụng, cả 2 đều khá tự tin khi click vào góc phải trên cùng màn hình phần hiển thị ngôn ngữ English, rồi đến phần lựa chọn hành trình rồi giá vé theo thói quen mua vé máy bay từ trước đến nay. Tuy nhiên cứ mỗi lần bấm, đến công đoạn chọn hành trình xong bấm next là máy cứ báo lỗi… và liên tục như vậy. Đến lúc ấy đã là 23h25, chỉ còn 5 phút nữa thôi mà không mua được vé thì nguy cơ ngủ lại sân ga là điều chắc chắn. Trời Tokyo tháng cuối năm càng về đêm càng lạnh và hy vọng về lại khách sạn đang tắt dần thì bỗng nghe tiếng chửi tục rất to của ông anh mình: “Đ.M cái máy gì như …”. đây là lần đầu tiên mình chứng kiến tiếng chửi tục đem lại may mắn đến thế. Sau khi nghe tiếng chửi bậy, bỗng nhiên từ bên cạnh có một cô gái cất tiếng nói “Anh là người Việt Nam à ?”… Chỉ như thế thôi cả 2 anh em mình như người sắp chết đuối vớ phải phao mừng rỡ nhìn nhau cười thật to.
Nếu là dân phượt lần đầu thì thật là khó để phân biệt người Việt mình ở những nơi công cộng tại Tokyo vì chúng ta đều có nét Á Đông giống nhau. Sau vài câu hỏi xã giao, cô gái ấy đã hướng dẫn anh em mình cách mua vé tại máy bán vé tự động như sau:
1. Quan sát lên trên bức tường cao trước mỗi máy bán vé tự động đều hiển thị bản đồ tàu chạy và đặc biệt là giá vé ứng với mỗi chặng mình cần đi.
2. Tự nhẩm và xem số tiền của các chặng từ ga đang mua vé cho đến nơi cần đến tổng cộng là bao nhiêu.
3. Bỏ số tiền vào máy và máy sẽ tự in ra cho mình vé cho chuyến hành trình.
…Sau khi mua vé xong cả hai mừng quá cảm ơn rối rít cô bé người Việt mà quên luôn hỏi tên của em… Chắc chỉ có 1 điều hơi tiếc từ chuyến đi Nhật lần đó là mình không xin số liên lạc của em và đặc biệt là vẫn chưa có cơ hội trải nghiệm khi ngủ ở nhà ga điện ngầm
Cuộc sống ở Nhật

Vé tàu điện ngầm bạn mua có dạng như hình ảnh của vé màu cam bên dưới
Chúc các bạn có chuyến hành trình thành công và không bị sự cố như mình đã gặp
Theo: phuot.vn
Living in Japan - Bubam Trần