「生出」の正しい読み方は?

Cận cảnh công việc không đòi hỏi kinh nghiệm mà kiếm bạc triệu ở Nhật

Không yêu cầu kinh nghiệm hay đòi hỏi bằng cấp nhưng lại có mức lương hấp dẫn (gần 1,8 triệu/buổi làm), liệu đóng gói cơm hộp tại Nhật có phải là công việc đáng mơ ước?









Nguồn gốc của những hộp cơm tiện lợi
Ở đất nước mặt trời mọc, cường độ làm việc của người lao động cao và áp lực gấp nhiều lần các nước khác, do vậy họ không có đủ thời gian để chọn lựa hay chuẩn bị sẵn bữa ăn cho mình. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, nhiều nhà máy đã bắt tay vào sản xuất các loại thức ăn đóng hộp tiện lợi. Được biết, các nhà máy sản xuất thức ăn đóng hộp đầu tiên ở Nhật ra đời từ những năm 70 của thế kỉ XX.

Hộp cơm tiện lợi có nguồn gốc từ cơm bento (nghĩa là hộp cơm) là món cơm hộp truyền thống của người Nhật. Cơm bento xuất hiện từ thế kỉ XVII, giai đoạn vị lãnh chúa Oda Nobunaga nuôi quân của mình bằng những hộp cơm đạm bạc. Loại cơm này chỉ bao gồm món cá hoặc thịt đi kèm vài món rau, chế biến khá đơn giản nên được nhiều công ty áp dụng sản xuất dây chuyền. Bên cạnh đó, sự ra đời của lò vì sóng cũng là động lực quan trong cho sự mở rộng ngành sản xuất cơm hộp này.
Cận cảnh công việc đóng cơm hộp kiếm tiền triệu trong ngày


Công việc đóng cơm hộp tại Nhật không yêu cầu tay nghề hay đòi hỏi bằng cấp nhưng lại cần người lao động có tính kỉ luật và sự tập trung cao độ. Không ít lao động Việt Nam xuất khẩu sang Nhật để làm công việc thú vị này. Ngoài ra, đây cũng là công việc làm thêm hấp dẫn của nhiều du học sinh ở Nhật.
Công việc tại các nhà máy sản xuất cơm hộp ở xứ sở hoa anh đào bắt đầu từ lúc 10 giờ đêm. Do tiêu chuẩn vệ sinh trong dây chuyền chế biến thực phẩm tại Nhật cực kì nghiêm khắc, các công nhân trước khi vào làm đều yêu cầu phải thay đồng phục và rửa sạch tay bằng xà phòng. Sau đó, họ sẽ phải đi qua một căn phòng trang bị các hệ thống khử trùng để làm sạch bụi bặm và vi khuẩn trên quần áo. Một hạt bụi hoặc sợi tóc nhỏ cũng không cho phép được lọt vào dây chuyền chế biến.
Sau khi bước ra khỏi phòng khử trùng, các công nhân sẽ được chia thành từng nhóm nhỏ với một tổ trưởng chịu trách nhiệm giải thích và hướng dẫn việc cho mọi người. Đối với những người mới vào làm, họ sẽ được phân công các công việc đơn giản như nắm cơm, chọn thức ăn hoặc rưới nước sốt.
Công đoạn chính trong các nhà máy sản xuất cơm hộp đóng gói là chế biến thức ăn. Công việc này sẽ do các đầu bếp chính của nhà máy phụ trách. Bên cạnh đó, quy trình nấu cơm được thực hiện theo phương pháp dây chuyền, nấu trong vòng 30 phút. Sau đó cơm đóng thùng cùng với thức ăn đã nấu chín được chuyển ra bộ phần vào thức ăn.
Đến giai đoạn này , tùy vào vị trí phân công trên dây chuyền mà mỗi công nhân phụ trách một việc khác nhau. Chủ yếu là lấy thức ăn trên dây chuyền, cho vào hộp và chuyển sang khu vực đóng gói. Công việc không quá khó khăn nhưng yêu cầu công nhân phải thao tác thât nhanh gọn và chính xác cao bởi vì nếu chỉ lỡ một nhịp có thể làm ảnh hưởng đến cả một quy trình đang hoạt động liên tục. Chính vì thế, mặc dù nhà máy không cấm trò chuyện trong lúc làm việc nhưng ngoài tiếng máy móc kêu rè rè ra hầu như chẳng có tiếng ai nói chuyện.
Những hộp cơm đã cho đầy đủ thức ăn theo đúng quy định sẽ được chuyển sang giai đoạn đóng gói và đánh số thứ tự. Sau khi kiểm tra chất lượng lần cuối, chúng sẽ được dán nhãn mác rồi đưa ra xe, vận chuyển đến những cửa hàng tiện lợi.
Mỗi dây chuyền như vậy đều tự động đếm số hộp cơm được hoàn thành và sau một số lượng nhất định, người lao động sẽ được nghỉ giải lao khoảng 15-20 phút trước khi bắt đầu ca thứ 2. Các công đoạn cứ lặp đi lặp lại cho đến khi hoàn thành đủ số lượng. Cuối cùng, các công nhân kết thúc việc làm vào lúc 4-5 giờ sáng sau khi đã rửa xong toàn bộ dụng cụ chế biến và đóng gói.
Tương tự các công việc làm thêm khác ở Nhật, công nhân sẽ được trả lương ngay sau buổi làm. Đối với nhiều người, đây là công việc có mức lương hấp dẫn với 1.000 yên/giờ (khoảng 180.000 VNĐ/giờ) và có thêm một phần trợ cấp ban đêm khoảng 25%. Tuy nhiên, vì nó yêu cầu người làm có sức khỏe dẻo dai và chịu đựng áp lực cao nên không ít người đã "bỏ cuộc" sau vài tuần làm việc.

Nhận xét